Văn hóa

Nghề thủ công truyền thống của người Việt

(VOV5) - Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam.


Nghe âm thanh tại đây:

Gắn với nền văn minh lúa nước, các làng nghề truyền thống ở Việt nam tập trung chủ yếu ở châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định…rồi phát triển theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa, bởi vậy ngoài công việc đồng áng, những lúc nông nhàn, nhà nông thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng mây, tre hay làm dụng cụ bằng sắt, bằng đồng phục vụ  sinh hoạt sản xuất. Trải qua thời gian, các ngành nghề thủ công phát triển theo quy mô gia đình rồi dần hình thành nên những phường nghề, làng nghề  thủ công chuyên sâu một nghề. Có làng chuyên làm nghề gốm, làm nghề dệt chiếu, dệt lụa, làng chạm gỗ, làng chạm khắc, đúc đồ đồng…

(Phố Lò Rèn, Hà Nội)
 
Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ gò, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tến cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đã mai một.  Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không còn làm quạt nữa, nhưng để lại ký ức cho mọi người biết ở đây đã từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và còn giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”.

(Nghề làm gốm)
 
Do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, nên nhiều làng xã hình thành các ngành nghề thủ công độc đáo với bí quyết riêng. Bí quyết làng nghề ấy lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công truyền thống không những được duy trì  mà còn phát triển. Ngày nay tại Việt nam vẫn có các làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ truyền tiêu biểu như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà Nội),  Làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ (Bấc Ninh), Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định), Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng)… Ông Nguyễn Hữu Nam, chủ một cơ sở làm nghề ở làng Kiêu Kỵ, cho biết: “Nghề này là nghề truyền thống của gia đình từ thời cụ tổ, cụ cố của chúng tôi, cho đến bây giờ tôi nắm bắt được công nghệ gia công các sản phẩm quỳ vàng qùỳ bạc của địa phương và hiện tại tôi đã truyền nghề cho các cháu, các em trong gia đình”.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại, mà còn có giá trị về văn hoá, lịch sử. Trong đó nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đã trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.

(Nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đã trở thành điểm hấp dẫn trong
các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề)

 
Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế.

Nguồn: vovworld.vn
  • Bài viết liên quan

    Ký sự vùng biên - Phiên chợ vùng cao

    Ký sự vùng biên - Phiên chợ vùng cao

    Ký sự vùng biên - Phiên chợ vùng cao là một nét văn hóa đẹp của đồng bào ...

    Chúng tôi yêu Hà Nội

    Chúng tôi yêu Hà Nội

    Hà Nội không chỉ đặc biệt trong trái tim những Hà Nội mà còn rất đặc biệt trong góc nhìn ...

    Cảnh đẹp tuyệt mỹ ở Sapa

    Cảnh đẹp tuyệt mỹ ở Sapa

    Sa Pa hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, những cánh rừng hoa đào hoa ...

    Những ngôi làng cổ thanh bình đáng dừng chân tại miền Bắc

    Những ngôi làng cổ thanh bình đáng dừng chân tại miền Bắc

    Làng là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống bình dị, gần gũi trong văn hóa Việt Nam ...

    Nguồn gốc các địa danh Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – Phan Rang

    Nguồn gốc các địa danh Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – Phan Rang

    Dọc duyên hải miền Trung, từ đèo Ngang trở vào đến Bình Thuận... ...

    Múa rối nước: Đặc sản văn hóa Việt [video]

    Múa rối nước: Đặc sản văn hóa Việt [video]

    Múa rối nước: Đặc sản văn hóa ...

    Tìm Hiểu Nghệ Thuật Hát Chèo Thái Bình 2017 [video]

    Tìm Hiểu Nghệ Thuật Hát Chèo Thái Bình 2017 [video]

    Tìm Hiểu Nghệ Thuật Hát Chèo Thái Bình ...

    Tìm hiểu nghệ thuật hát ca Trù [video]

    Tìm hiểu nghệ thuật hát ca Trù [video]

    Tìm hiểu nghệ thuật hát ca ...

    15 điểm đến ở Việt Nam luôn hút khách quốc tế

    15 điểm đến ở Việt Nam luôn hút khách quốc tế

    Trải dọc dải đất hình chữ S là sự kết hợp hài hòa giữa các thắng cảnh tự nhiên và ...

    Đến với Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản của thế giới

    Đến với Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản của thế giới

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân ...

    Khám phá Việt Nam Hát văn và nghi lễ chầu văn của người Việt

    Khám phá Việt Nam Hát văn và nghi lễ chầu văn của người Việt

    Khám phá Việt Nam Hát văn và nghi lễ chầu văn của người ...

    NSƯT Xuân Hinh: Cả đời cống hiến cho nghệ thuật hài

    NSƯT Xuân Hinh: Cả đời cống hiến cho nghệ thuật hài

    Nhiều người ở Sài Gòn cho rằng hài phía Bắc "không cười được" và người ở Hà ...

    Ứng dụng triết lý âm dương, ngũ hành trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

    Ứng dụng triết lý âm dương, ngũ hành trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

    Từ xưa đến nay, triết lý âm dương, ngũ hành đã trở thành cái hồn, cái thiêng ...

    Một số tác phẩm mà nghệ sĩ Xuân Hinh diễn

    Một số tác phẩm mà nghệ sĩ Xuân Hinh diễn

    (Hài Xuân Hinh - Những Tiểu Phẩm Hài Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền Mới Nhất ...

    Những món ăn Việt được du khách nước ngoài yêu thích nhất

    Những món ăn Việt được du khách nước ngoài yêu thích nhất

    Ẩm thực Việt Nam đặc trưng bởi những món ăn bình dân. Những hương vị đại diện cho quốc ...

    Bài viết hay

    Mùa thu ở Hà Nội là một đặc điểm du lịch

    Mùa thu ở Hà Nội là một đặc điểm du lịch

    Vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông, Hà Nội có thể là khoảnh khắc đẹp nhất vào mùa thu, và bài hát đó gợi nhớ lại Hà Nội vào mùa thu.

    Hà Nội 12 mùa hoa

    Hà Nội 12 mùa hoa

    Hà Nội thân mến! Trái tim tôi nức nở mỗi mùa hoa

    Những bài hát mới về đất nước này được những người trẻ yêu thích

    Những bài hát mới về đất nước này được những người trẻ yêu thích

    Bài hát yêu nước, niềm tự hào dân tộc của các nhạc sĩ trẻ là sự lựa chọn đầu tiên của ngày Quốc khánh 2/9.

    Chín lý do để người Việt Nam dễ dàng hơn bạn nghĩ

    Chín lý do để người Việt Nam dễ dàng hơn bạn nghĩ

    Cái khó của cái gọi là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là niềm tự hào dân tộc của 90 triệu dân. Người dân địa phương vui mừng nói với bạn rằng "Người Việt Nam rất khó!"

    Độ tinh khiết của hoa sen

    Độ tinh khiết của hoa sen

    Từ tháng 5 đến tháng 6, hoa sen hồng nở ở phía nam. Hoa này tượng trưng cho phẩm giá Việt Nam

    15 món ăn ngon nhất của Việt Nam được thế giới công nhận

    15 món ăn ngon nhất của Việt Nam được thế giới công nhận

    Thực phẩm là niềm tự hào của người Việt Nam, không nhiều món ăn Việt Nam, ngon

    CONSULTANT SERVICE

    Please fill in this form, we will contact you soon to provide some more information

    Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết:
                     Mobile: (+84) 0904.666.419