Văn hóa

Tết Nguyên đán – ngày lễ cổ truyền lớn nhất ở Việt Nam

Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến nhất và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc.
Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta. Nó chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng mang đậm nét văn hoá dân tộc vừa sâu sắc lại vừa độc đáo, phán ánh tinh thần hoà điệu giữa con người và thiên nhiên đất trời. Chữ "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, chữ "đán" có nghĩa là buổi ban mai. "Nguyên đán" là khởi điểm của năm mới.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình. Như một thói quen linh thiêng và bền vững, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì, kể cả người xa xứ vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà - nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng "Về quê ăn Tết" không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn.

Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).



Trong 3 ngày Tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm; Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà. Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà.

Trước và sau Tết Nguyên đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tuỳ theo từng địa phương. Dưới đây là một số phong tục chính.

* Lễ ông Công ông Táo

Ông Công là Thổ Công là vị thần cai quản đất đai. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, gồm hai ông, một bà. Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 Tháng Chạp. Trong ngày này, ông Công được cúng ở bàn thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp.

Sau khi tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

* Lễ Tất niên

Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc một năm cũ. Vào chiều 30 Tết, các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà.
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền bắc có hoa đào, miền nam có hoa mai, hoa đào, hoa mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành đào, cành mai, mấy ngày tết người ta còn "chơi" thêm cây quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...
Theo phong tục, trong thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xoá bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hoà hơn.

* Lễ giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Đây là giây phút gặp gỡ linh diệu của từng người với các vị thần trong nhà, với các bậc tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất và cũng là cuộc gặp gỡ giữa con người và Trời-Đất trong khoảnh khắc vũ trụ chuyển vần.
Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh, chắp tay cung kính trước bàn thờ tổ tiên.
Văn hoá dân gian quan niệm con người sống trong Trời-Đất. ở Thiên đình cũng có tổ chức quan quân trông coi hạ giới. Mỗi năm, đến phút giao thừa, Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, nên thường mỗi gia đình có một mâm cỗ cúng Trời, tiễn người cũ, đón người mới, với hy vọng một năm làm ăn yên ổn, mưa thuận gió hoà.
 
  • Bài viết liên quan

    Ký sự vùng biên - Phiên chợ vùng cao

    Ký sự vùng biên - Phiên chợ vùng cao

    Ký sự vùng biên - Phiên chợ vùng cao là một nét văn hóa đẹp của đồng bào ...

    Chúng tôi yêu Hà Nội

    Chúng tôi yêu Hà Nội

    Hà Nội không chỉ đặc biệt trong trái tim những Hà Nội mà còn rất đặc biệt trong góc nhìn ...

    Cảnh đẹp tuyệt mỹ ở Sapa

    Cảnh đẹp tuyệt mỹ ở Sapa

    Sa Pa hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, những cánh rừng hoa đào hoa ...

    Những ngôi làng cổ thanh bình đáng dừng chân tại miền Bắc

    Những ngôi làng cổ thanh bình đáng dừng chân tại miền Bắc

    Làng là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống bình dị, gần gũi trong văn hóa Việt Nam ...

    Nghề thủ công truyền thống của người Việt

    Nghề thủ công truyền thống của người Việt

    Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền ...

    Nguồn gốc các địa danh Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – Phan Rang

    Nguồn gốc các địa danh Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – Phan Rang

    Dọc duyên hải miền Trung, từ đèo Ngang trở vào đến Bình Thuận... ...

    Múa rối nước: Đặc sản văn hóa Việt [video]

    Múa rối nước: Đặc sản văn hóa Việt [video]

    Múa rối nước: Đặc sản văn hóa ...

    Tìm Hiểu Nghệ Thuật Hát Chèo Thái Bình 2017 [video]

    Tìm Hiểu Nghệ Thuật Hát Chèo Thái Bình 2017 [video]

    Tìm Hiểu Nghệ Thuật Hát Chèo Thái Bình ...

    Tìm hiểu nghệ thuật hát ca Trù [video]

    Tìm hiểu nghệ thuật hát ca Trù [video]

    Tìm hiểu nghệ thuật hát ca ...

    15 điểm đến ở Việt Nam luôn hút khách quốc tế

    15 điểm đến ở Việt Nam luôn hút khách quốc tế

    Trải dọc dải đất hình chữ S là sự kết hợp hài hòa giữa các thắng cảnh tự nhiên và ...

    Đến với Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản của thế giới

    Đến với Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản của thế giới

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân ...

    Khám phá Việt Nam Hát văn và nghi lễ chầu văn của người Việt

    Khám phá Việt Nam Hát văn và nghi lễ chầu văn của người Việt

    Khám phá Việt Nam Hát văn và nghi lễ chầu văn của người ...

    NSƯT Xuân Hinh: Cả đời cống hiến cho nghệ thuật hài

    NSƯT Xuân Hinh: Cả đời cống hiến cho nghệ thuật hài

    Nhiều người ở Sài Gòn cho rằng hài phía Bắc "không cười được" và người ở Hà ...

    Ứng dụng triết lý âm dương, ngũ hành trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

    Ứng dụng triết lý âm dương, ngũ hành trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

    Từ xưa đến nay, triết lý âm dương, ngũ hành đã trở thành cái hồn, cái thiêng ...

    Một số tác phẩm mà nghệ sĩ Xuân Hinh diễn

    Một số tác phẩm mà nghệ sĩ Xuân Hinh diễn

    (Hài Xuân Hinh - Những Tiểu Phẩm Hài Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền Mới Nhất ...

    Bài viết hay

    Mùa thu ở Hà Nội là một đặc điểm du lịch

    Mùa thu ở Hà Nội là một đặc điểm du lịch

    Vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông, Hà Nội có thể là khoảnh khắc đẹp nhất vào mùa thu, và bài hát đó gợi nhớ lại Hà Nội vào mùa thu.

    Hà Nội 12 mùa hoa

    Hà Nội 12 mùa hoa

    Hà Nội thân mến! Trái tim tôi nức nở mỗi mùa hoa

    Những bài hát mới về đất nước này được những người trẻ yêu thích

    Những bài hát mới về đất nước này được những người trẻ yêu thích

    Bài hát yêu nước, niềm tự hào dân tộc của các nhạc sĩ trẻ là sự lựa chọn đầu tiên của ngày Quốc khánh 2/9.

    Chín lý do để người Việt Nam dễ dàng hơn bạn nghĩ

    Chín lý do để người Việt Nam dễ dàng hơn bạn nghĩ

    Cái khó của cái gọi là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là niềm tự hào dân tộc của 90 triệu dân. Người dân địa phương vui mừng nói với bạn rằng "Người Việt Nam rất khó!"

    Độ tinh khiết của hoa sen

    Độ tinh khiết của hoa sen

    Từ tháng 5 đến tháng 6, hoa sen hồng nở ở phía nam. Hoa này tượng trưng cho phẩm giá Việt Nam

    15 món ăn ngon nhất của Việt Nam được thế giới công nhận

    15 món ăn ngon nhất của Việt Nam được thế giới công nhận

    Thực phẩm là niềm tự hào của người Việt Nam, không nhiều món ăn Việt Nam, ngon

    CONSULTANT SERVICE

    Please fill in this form, we will contact you soon to provide some more information

    Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết:
                     Mobile: (+84) 0904.666.419